Trang trí tổ ấm là một trong những khâu quan trọng, góp phần tôn lên vẻ đẹp của mỗi ngôi nhà. Từ những đồ vật trang trí nhỏ đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan của cả không gian sống. Các chi tiết như công tắc, ổ cắm luôn được chú trọng để bố trí số lượng và vị trí hợp lý ngay từ đầu bởi đây là hệ thống khó sửa đổi khi đã đi âm tường và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của cả gia đình. Hãy cùng Simon tìm hiểu chi tiết về cách tính toán và nguyên tắc bố trí công tắc trong gia đình qua bài viết sau.
Tính toán được số lượng công tắc phù hợp
Để tính toán, bố trí được số lượng công tắc phù hợp dùng trong gia đình, bạn cần chú ý một số thông tin sau:
- Đầu tiên, bạn cần lên danh sách những thiết bị bạn cần phải mua hoặc những thiết bị mà 80% sẽ mua trong vòng vài năm tới để có thể xây dựng được bố cục tổng thể phù hợp.
- Thứ hai, xác định vị trí lắp đặt dựa theo thói quen sinh hoạt của gia đình. Ví dụ, nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi cần đặt công tắc ở vị trí vừa tầm với. Các khu vực như nhà bếp cần đặt cao hơn, hoặc cách xa so với bồn rửa bát…
- Thứ ba, xác định trước những thiết bị chờ như máy giặt, bình nóng lạnh, lò vi sóng… để thiết kế vị trí phù hợp cho những thiết bị này.
Nguyên tắc bố trí công tắc trong gia đình
1. Hiên nhà
Hiên nhà là nơi đầu tiên bạn bước vào khi trở về nhà. Chính vì vậy nên trang bị một công tắc riêng biệt ngay tại đây để thuận tiện bật tắt khi trời tối thay vì kết hợp với các công tắc ở trong phòng khách như trước đây.
2. Nhà bếp
Bếp là không gian có nhiều thiết bị điện trong gia đình. Thông thường, công tắc tại nhà bếp thường được kết hợp với ổ cắm điện, đặc biệt, đối với các thiết bị điện thường ở trạng thái chờ như máy rửa bát, lò vi sóng, lò nướng… Những công tắc đặt gần chậu rửa/vòi nước, cần chú ý đặt cao hơn, tránh sự xâm nhập của hơi nước gây ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.
3. Phòng khách
Số lượng công tắc trong phòng khách được xác định theo số lượng và loại đèn được sử dụng. Đèn spotlight, downlight, đèn chùm, đèn trang trí… là những sản phẩm được ưa chuộng để trang trí phòng khách. Bạn nên tách biệt công tắc của mỗi loại đèn bằng các công tắc khác nhau để có thể dễ dàng tạo nên kịch bản ánh sáng phù hợp. Ngoài ra cần tính toán ổ cắm ti vi, đầu thu phát… sao cho tiện dụng và thẩm mỹ nhất.
4. Phòng ngủ
Với không gian phòng ngủ, không có quá nhiều thiết bị chiếu sáng, chỉ cần lắp 1-2 công tắc điều khiển đôi ở vị trí đầu giường, 01 công tắc tạo hiệu ứng đèn trang trí; đặt công tắc điều khiển kép của đèn chùm hoặc đèn trần cạnh cửa phòng ngủ sẽ thuận lợi cho việc sinh hoạt.
5. Nhà vệ sinh
Phòng tắm cần có công tắc để điều khiển riêng biệt hệ thống nước nóng, đèn sưởi và các thiết bị khác trong phòng tắm, đồng thời có thể bật tắt riêng đèn trước gương, quạt thông gió và đèn trần. Bằng cách này, bạn có thể phân tách “vùng khô và vùng ướt” một cách rõ ràng, rất tiện lợi và an toàn khi sử dụng.
Như vậy, số lượng công tắc trong nhà chỉ được xác định khi bạn có số lượng thiết bị cụ thể. Tuy nhiên, dù ở không gian nào bạn cũng nên tuân thủ những nguyên tắc bố trí công tắc trên để có thể tiết kiệm chi phí lắp đặt, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
Ngoài việc lựa chọn số lượng phù hợp, quý khách cũng cần lựa chọn các sản phẩm có tuổi thọ cao, chất lượng ổn định vô cùng quan trọng. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường để không ảnh hưởng để các hoạt động và chi phí sửa chữa về sau. Simon là thương hiệu hơn 100 năm chuyên sản xuất và phân phối công tắc ổ cắm đến từ Tây Ban Nha, đã trở thành lựa chọn quen thuộc của hàng triệu khách hàng, chủ đầu tư trên toàn cầu. Để tìm hiểu thêm các dòng công tắc mới nhất của chúng tôi, vui lòng truy cập website: https://simonthuanphat.vn/.