Phong cách tối giản (Minimalism) trong nội thất hiện đang được ưa chuộng bởi sự tinh tế và giản dị trong không gian mà nó mang lại. Phong cách nội thất tối giản nghĩa là sử dụng những đường nét đơn giản, giảm thiểu đồ nội thất, ít chi tiết, thậm chí mọi chi tiết đều mang ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra một không gian hài hòa và thông thoáng nhất.
Với phong cách này, đồ nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết, thế nên những đồ vật có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối đa, thay vào đó là những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong một sản phẩm.
Để đảm bảo các yếu tố của phong cách này, gia chủ cần tuân thủ đúng các yêu cầu về màu sắc, ánh sáng và đồ nội thất trong không gian sống.
Hạn chế số lượng màu sắc
Xu hướng nhà tối giản cần chú ý tới việc sử dụng và lựa chọn màu sắc. Một không gian không nên sử dụng quá 4 màu, hợp lý hơn cả là 3 màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu nhấn.
Trong đó, gam màu trung tính thường được sử dụng trên các mảng tường để tạo ra một bức đệm cho các đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng kết hợp cùng sự tối giản về đường nét sẽ khiến không gian phong cách tối giản trở nên trang nhã và linh hoạt.
Tối giản đồ nội thất và đồ trang trí
Các đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ đồ, kệ tivi,… luôn được hạn chế tới mức tối đa nhất. Hầu hết những món đồ nội thất phong cách Minimalist đều có hình dạng đơn giản, hài hòa và vô cùng hiện đại nhằm tối giản cho ngôi nhà. Mọi đường nét nội thất đều được đơn giản hóa nhưng vẫn vô cùng tinh tế, giúp không gian trở nên ấn tượng. Màu sắc nội thất thì nên chọn trái ngược với màu tường hoặc chỉ đơn giản là đồng màu trắng. Tỉ lệ bố trí không gian thích hợp của đồ nội thất trong căn phòng đẹp nhất vào khoảng 20%.
Hiệu ứng/Bố trí ánh sáng
Màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong phong cách tối giản để tạo nên các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Để tạo được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ tốt nhất gia chủ có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng bình phong chắn, rèm cửa, xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích. Bên cạnh đó, ánh sáng từ các thiết bị chiếu sáng cũng góp phần kiến tạo nên không gian tối giản nhưng đẳng cấp, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng. Đèn downlight âm trần dần được thay thế cho những chiếc đèn chùm có chút rườm rà và tốn diện tích. Đèn spotlight được ưa chuộng để sử dụng trong việc tạo nên những mảng màu có chiều sâu và ấn tượng. Dù lựa chọn loại đèn nào thì gia chủ cũng cần tuân thủ nguyên tắc về màu sắc của đèn để hài hòa với tổng thể ngôi nhà.
Đề cao phong cách tối giản trong từng thiết kế, Simon cho ra đời nhiều sản phẩm đèn trang trí nội thất với nét đẹp tinh tế, nhẹ nhàng mang đến cho không gian sống sự sang trọng và thanh lịch. Trong đó, đèn Spotlight HS30 được xem là một trong những đột phá về thiết kế của Simon, mang lại nhiều cảm xúc cho người dùng bằng những kiệt tác nghệ thuật ánh sáng. Toàn bộ phần vỏ của đèn được làm từ nhôm với màu ghi sang trọng, điểm tô tinh tế với một đường tròn mạ bạc. Phần nguồn sáng của đèn được đặt sâu ở lòng vỏ, giúp bạn cảm nhận không khí thoải mái, thư thái khi ngắm nhìn hiệu ứng ánh sáng của đèn thay vì nhìn trực tiếp cả nguồn sáng. Ánh sáng từ FM60 đưa chúng ta đến một không gian ấm cúng, nơi vẻ đẹp của các chi tiết được khắc họa rõ nét và chân thực nhất nhờ góc chiếu siêu hẹp, chỉ từ 12 độ đến 30 độ và chỉ số hoàn màu CRI>95.